5 Loại Tinh Dầu “Made In
Vietnam” Có thể bạn chưa biết
Thường
được ví như món quà đặc biệt từ thiên nhiên, tinh dầu nổi tiếng lâu nay trong
chế biến mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy vậy, tinh dầu nguyên chất –
được chiết xuất từ các bộ phận có mùi thơm và không có chất béo của thực
vật như thân, lá, rễ, vỏ hoặc hoa – có thể dễ dàng sử dụng tại nhà và rất hữu
ích trong chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp.
Thói
quen sử dụng tinh dầu đại trà ở Việt Nam có ảnh hưởng nhiều từ phương Tây cùng
với các loại tinh dầu nhập khẩu, nhưng thực tế có những loại tinh dầu được sản
xuất trong nước từ các loại cây ‘rất Việt Nam’.
Tinh dầu quế
Hương quế hẳn là rất quen
thuộc với nhiều người, bởi có một thời đứa trẻ con nào cũng có thú vui nhấm
nháp chút vỏ quế, đợi cho cái vị cay cay toả ra trên lưỡi. Tinh dầu quế có màu
vàng nâu, được chiết xuất từ lá và cành cây quế, có vị ngọt ấm, thơm mùi quế.
Khi
gặp căng thẳng, bạn có thể nhỏ vài giọt vào bồn nước ấm để ngâm mình hoặc pha
cùng dầu nền để massage thư giãn. Những ngày mùa đông giá rét, một lớp dầu quế
pha loãng với nước ấm hoặc dầu nền trên vùng ngực sẽ giúp hạn chế các cơn ho,
giữ ấm cho cơ thể.
Tinh dầu quế còn có tác dụng khử mùi, thanh lọc
không khí rất tốt, bạn có thể dùng đèn đốt tinh dầu hoặc tẩm vào một miếng bông
nhỏ để khử mùi thuốc lá, mùi ẩm mốc hoặc để trong ô tô.
Tinh dầu vỏ bưởi
Không giống như tinh dầu quế, tinh dầu vỏ bưởi có màu trong, được chiết
xuất hoàn toàn từ vỏ bưởi. Từ xưa, các bà các mẹ đã có thói quen phơi khô vỏ
bưởi và đun lên cùng bồ kết để làm nước gội đầu.
Chỉ cần cho vài
giọt tinh dầu vỏ bưởi vào cùng nước gội đầu hoặc nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay
rồi thoa lên tóc sau khi gội sẽ giúp bạn có mái tóc dày và bóng mượt.
Pha cùng
nước tắm hoặc xông bằng đèn trong phòng, mùi hương thanh tao của vỏ bưởi sẽ từ
từ đánh thức khứu giác, giúp bạn chìm trong cảm giác thư giãn. Cũng giống như
với hoa hồng, tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng xông mặt rất tốt. Chỉ cần nhỏ vài
giọt tinh dầu vào ¼ lít nước sôi, dùng hơi nóng để xông mặt trong 10’ sẽ giúp
bạn se lỗ chân lông và kích thích tuần hoàn máu.
Tinh dầu sả chanh
Sả là một vị không thể thiếu trong nồi nước lá tắm tất niên. Mở nồi đun
nước sả ra, và nhắm mắt lại, bạn có thể cảm thấy vị ngọt của hương sả lan vào
từng mạch máu, trên từng đầu ngón tay, ngón chân. Tinh dầu sả chanh được chiết
xuất từ lá và thân cây sả, có màu vàng nhạt.
Tương tự như các loại tinh dầu khác, có thể pha vài giọt tinh dầu sả vào
bồn tắm, pha cùng dầu nền để massage hoặc để đốt bằng đèn xông. Sả còn có tác
dụng đuổi côn trùng như muỗi, gián… Pha tinh dầu sả với cồn y tế theo tỷ lệ 1:4
và xịt vào các ngóc ngách sẽ giúp bạn đuổi các vị khách không mời mà tới này ra
khỏi nhà và giữ vệ sinh cho các vùng đó nhờ đặc tính khử trùng và kháng khuẩn
mạnh.
Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu vô cùng phù hợp với thời tiết mùa
đông. Dầu tràm được dùng để chống cảm lạnh và trị ho, rất phù hợp với phụ nữ và
trẻ nhỏ.
Tinh dầu tràm được dùng để xông bằng đèn hoặc pha với dầu nền để massage
hiệu quả, nhất là với những người bị đau cơ, nhức xương khớp.
Tinh dầu có thể được dùng để xoa quanh rốn, trị đau bụng, đem lại cảm
giác thư thái dễ chịu.
Tinh dầu tràm có tác dụng sát, diệt trùng rất mạnh và có khả năng đuổi
côn trùng tương tự như sả chanh.
Tinh dầu gừng gió
Gừng gió hay còn gọi là gừng dại, riềng dại có tinh dầu màu vàng sáng
nhạt, tính ấm, hương thơm tươi mát. Gừng gió khác với loại gừng thông thường
chúng ta ăn, thường mọc hoang trong rừng và trên núi. Tinh dầu gừng gió có vị
đắng, cay, tính ấm.
Massage bằng tinh dầu gừng gió và dầu nền không chỉ giúp giảm đau nhức
xương khớp và sưng tấy mà còn có tác dụng làm dịu tinh thần, ngoài ra còn rất
tốt cho các liệu pháp massage giảm mỡ nhờ tính chất chống oxy hoá chất béo
trong cơ thể. Hương gừng gió có thể giúp chống nôn khi đi tàu xe mà không
gây độc.
Lưu ý khi sử dụng và
mua tinh dầu
* Tinh dầu
có nồng độ cao nên nếu bôi trực tiếp lên da có thể gây bỏng rát.
* Khi mua
tinh dầu, bạn sẽ thấy chúng luôn được đựng trong các chai thuỷ tinh tối màu. Lý
do là bởi tinh dầu có khả năng ăn mòn nhựa. Ánh sáng khiến tinh dầu dễ bị bay
hơi và biến chất, do đó cần để tinh dầu ở nơi mát, tránh ánh sáng.
* Với công
nghệ hiện đại, người ta có thể dễ dàng pha chế các loại hương liệu có mùi thơm
rất giống tinh dầu thông qua tổng hợp hoá học và rất khó phân biệt, do đó nên
tìm mua tinh dầu ở những điểm bán có uy tín.
Nguồn: Ecopark.com.vn
Ecolifesoap.com
Nhận xét
Đăng nhận xét